Xuất bản thông tin

Einzeltitel

Nghiên cứu chính sách kinh tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập hiệp định tự do thương mại thế hệ mới

Ba nghiên cứu về (1) Nông nghiệp và Thương mại tự do, (2) Sự phát triển của tiền kỹ thuật số, (3) Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Bối cảnh mới mang tới nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, gia tăng vị thế của Việt Nam trong thương mại, đầu tư và chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Cạnh tranh chiến lược và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn giúp Việt Nam có thể tranh thủ các khuôn khổ hợp tác, quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Việc thực hiện các FTA đã ký kết giúp Việt Nam gia tăng số lượng và cải thiện chất lượng dòng thương mại, đầu tư, đa dạng hóa đối tác và tham gia vào các chuỗi giá trị do phương Tây dẫn dắt. Thứ hai, xu hướng chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế như: (i) thúc đẩy thay đổi tư duy trong hoạt động hoạch định chính sách và vận hành doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất của toàn xã hội; (ii) thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thu hẹp khoảng cách về công nghệ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị; (iii) mở ra cơ hội phát triển dịch vụ và thương mại dịch vụ xuyên biên giới cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực. Thứ ba, biến đổi khí hậu và các FTA thế hệ mới là động lực thúc đẩy hội nhập liên kết kinh tế theo hướng bền vững.

Xuất bản thông tin

Dưới đây là khuyến nghị chính sách của từng chủ đề nghiên cứu:

1. Nông nghiệp và thương mại tự do

  • Tái cấu trúc lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, hoàn thiện các chính sách cho phát triển các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực sang EU 
  • Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, sau thu hoạch trong ngành nông lâm thủy sản
  • Đổi mới, phát triển và kết nối các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, kết nối kinh doanh với khoa học công nghệ và phát triển doanh nghiệp
  • Hoàn thiện thể chế, quản lý nhà nước và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khắc phục các điều kiện và rào cản thương mai, giảm thiểu rủi ro trong thương mại quốc tế
  • Xây dựng các thương hiệu quốc gia cho từng sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá phát triển thị trường

2. Sự phát triển của tiền kỹ thuật số

  • Cần chủ động và sớm chuẩn bị các giải pháp thông qua công cụ thuế và khuôn khổ quy định pháp luật. Cần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý tiền điện tử kĩ thuật số tại Việt Nam
  • Liên tục theo dõi, đánh giá tình hình triển khai các đồng tiền kĩ thuật số trên thế giới và các tác động đối với Việt Nam liên quan đến: dòng vốn, thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu và du lịch…., từ đó có các biện pháp phù hợp
  • Nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán quốc gia đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro cho các giao dịch thanh toán gắn với tiền kỹ thuật số

3.  Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

  • Nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế và FTA thế hệ mới
  • Xây dựng các giải pháp, chính sách để thực hiện có hiệu quả các FTA thế hệ mới
  • Đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế
  • Đề xuất chính sách, giải pháp bảo đảm các nguồn lực cần thiết để tham gia hội nhập có hiệu quả khi tham gia các FTA thế hệ mới

Nội dung chi tiết của các khuyến nghị chính sách có thể tìm thấy trong file pdf đính kèm

 

μερίδιο

Xuất bản thông tin

người liên lạc

Pham Thi To Hang

Pham Hang

Quản lý chương trình

Hang.Pham@kas.de +84 24 37 18 61 94 /95 /96 +84 24 37 18 61 97

comment-portlet

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

được cung cấp bởi

Văn phòng Foundation Việt Nam

Xuất bản thông tin