Xuất bản thông tin

CÁC DỰ ÁN

Xuất bản thông tin

Chiến lược hoạt động của Văn phòng đại diện Viện KAS

(Thời điểm: Tháng 2 năm 2009)

  • Tăng cường xây dựng thể chế nhà nước pháp quyền
  • Xây dựng một ngành tòa án độc lập
  • Thúc đẩy đối thoại giữa Việt Nam và Đức về nhà nước pháp quyền
  • Phân cấp, phân quyền và dân chủ hóa viêc xây dựng các cơ quan nhà nước và nền hành chính
  • Tăng cường dân chủ cơ sở
  • Thúc đẩy quá trình xã hội hóa thông qua hỗ trợ các hiệp hội
  • Tăng cường việc phân cấp, phân quyền thông qua việc chuyên nghiệp hóa công tác Quốc hội
  • Xây dựng các hệ thống bảo hiểm xã hội như là một phần của kinh tế thị trường xã hội
  • Hỗ trợ hội nhập quốc tế qua việc xây dựng hoặc mở rộng các thể chế.
Trong thời gian tới Văn phòng đại diện Viện KAS tại Việt Nam sẽ tập trung vào 5 trọng tâm công việc đã có sự hợp tác lâu dài về chuyên môn và tin tưởng lẫn nhau với các đối tác Việt Nam. Các trọng tâm này đều liên quan đến các quá trình cải cách chính trị quan trọng tại Việt Nam.

Trọng tâm: “Thể chế nhà nước pháp quyền”

Các dự án của KAS sẽ tập trung vào khuyến khích các thể chế nhà nước pháp quyền. Giới thiệu các kiến thức phong phú của Bộ luật dân sự và luật kinh tế. Tiếp tục thúc đẩy quá trình chuẩn bị về mặt khoa học cho việc thành lập cơ quan Tài phán hiến pháp. Một số khuyến nghị đối với Chính phủ về Bộ luật hình sự sẽ được tiếp tục.

Trọng tâm về” đối thoại nhà nước pháp quyền”:

Đối với công tác hợp tác phát triển Đức thì trong thời gian tới chương trình đối thoại về nhà nước pháp quyền được chuẩn bị từ năm 2008 và ký kết giữa hai nước vào năm 2009 sẽ là sự phát triển rõ nét nhất.

Mới gần đây Việt Nam còn được quản lý chủ yếu bằng Nghị định, điều đó đã thay đổi một cách cơ bản và hiện nay mọi cơ quan đều làm việc theo Hiến pháp và luật định. Trong Hiến pháp của Việt Nam qui định rất rõ là Việt Nam phấn đấu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Các thể chế về pháp quyền là điều không thể thiếu đối với xã hội bộ máy nhà nước muốn hoạt động tốt và cũng là tiền đề cho sự phát triển nhân cách một cách tự do và tự lập và góp phần cho sự hài hòa xã hội trong xã hội.

Chương trình chung giữa Việt Nam và Đức đã chỉ rõ các lĩnh vực đang có sự hợp tác về luật pháp và những lĩnh vực đang có dự kiến.. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm từ trao đổi kiến thức, hợp tác trên lĩnh vực lập pháp, hiệp định hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ chống tham nhũng cho đến việc tiếp tục phát triển ngành Tư pháp và các thể chế tương ứng ví dụ như Tài phán hiến pháp.

Viện Konrad-Adenauer được phía Đức cử làm cơ quan đầu mối nhằm thực hiện chương trình đối thọai ở cấp làm việc, phát huy mọi tiềm năng và tránh mọi sự chồng chéo đối với dự án.

Trọng tâm “Phân cấp phân quyền nền hành chính”

Viện KAS hỗ trợ các quá trình phi tập trung hóa nền hành chính , tăng cường sức mạnh cơ sở và các thể chế dân chủ. Những thông tin và kiến thức về trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở được phổ biến. Các vấn đề về xây dựng luật và giải pháp được nêu lên và kiến nghị với Chính phủ nhằm cải thiện tình hình các quy định về pháp lý nhằm thúc đẩy việc phân cấp phân quyền phát triển tốt hơn.

Trọng tâm : “Tư vấn cho quốc hội”

Để phục vụ cho việc tăng cường hợp tác với Quốc hội Việt Nam từ năm 2009 nhằm chuyên môn hóa hoạt động của Quốc hội, trước đó từ năm 2008 Viện KAS đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nội dung, phân tích các điểm yếu, lập chương trình công tác và tìm kiếm đối tác.

Sự hợp tác cụ thể được tiến hành từ năm 2009 với mục tiêu chính là công tác chuyên môn hóa hoạt động của Quốc hội với tư cách là cơ quan dân cử, là việc nâng cao hiệu quả các qui trình làm việc cũng như trình độ của Đại biểu Quốc hội.

Trọng tâm : “Kinh tế thị trường xã hội và hội nhập quốc tế”

Từ nhiều năm nay Viện KAS hợp tác rất tích cực với Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội về các vấn đề nguyên tắc cơ bản lien quan đến các hệ thống bảo hiểm hiện đại trong một nền kinh tế thị trường xã hội, kể cả những vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam.

Viện KAS đã luôn theo dõi sát sao quá trình tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam năm 2007 và sau đó đã thường xuyên trao đổi với các nhà khoa học, chức trách , công chức và các doanh nghiệp Việt Nam về hệ quả của việc gia nhập WTO đối với nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra Viện KAS đã cùng các đối tác liên quan tiếp tục các hoạt động nhằm thành lập và củng cố “Trung tâm WTO” nhằm đào tạo Công chức, Luật sư và doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời Trung tâm WTO cũng là nơi tập trung các kiến thức và thông tin về Tổ chức thương mại thế giới

μερίδιο

Xuất bản thông tin