Xuất bản thông tin

Đóng góp vào sinh hoạt

Đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia phối hợp với Viện KAS Vietnam thực hiện xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VPE500) và tác động của khối này với nhóm DN tư nhân còn lại và toàn bộ nền kinh tế nói chung, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách cho phát triển DN của Việt Nam trong thời gian tới.

Xuất bản thông tin

Doanh nghiệp tư nhân trong nước (Vietnamse Private Enterprise – VPE) đang khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế với 647,6 ngàn doanh nghiệp (số liệu thống kê 2019), chiếm 96,88% tổng số, đóng góp 15.127 ngàn tỷ VND (57%) tổng doanh thu thuần, thu hút 59,9% tổng lao động trong khu vực DN ở Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của các DN tư nhân lớn đóng vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Trên thế giới, việc sử dụng chỉ số của các DN lớn như đại diện cho hoạt động của một ngành hoặc của lĩnh vực và thể hiện sức khỏe của nền kinh tế khá phổ biến, vd: Chỉ số S&P500, Fortune500.

Danh sách VPE500 dựa trên ba tiêu chí: quy mô lao động, tổng tài sản và doanh thu thuần. Chỉ số sử dụng cho xếp hạng là trung bình cộng của thứ hạng theo ba tiêu chí trên.

Dựa trên số liệu thống kê giai đoạn 2016-19 và 2020, nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm của VPE500

VPE500 tập trung ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (gần 50% tổng số) và một số địa phương có nhiều KCN như Bình Dương, Đồng Nai, Hưng Yên và Ninh Bình.

VPE500 phân bố ở hầu hết các ngành kinh tế, tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại (bán buôn và bán lẻ) và xây dựng.

VPE500 ngành dịch vụ biến động nhiều nhất. Sự biến động khá lớn của các VPE500 hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 cho thấy sự không ổn định của thị trường ở Việt Nam và sự thiếu bền vững, ổn định của các DN.

Một số DN tư nhân lớn đã xuất hiện nhưng số lượng chưa nhiều và các thương hiệu Việt Nam vẫn có giá trị thấp hơn các thương hiệu của nhiều quốc gia Đông Nam Á.

VPE500 có thể coi như lực lượng dẫn dắt và tạo ảnh hưởng trên thị trường và kết quả hoạt động của nhóm DN này có thể coi như hàn thử biểu của khu vực DN tư nhân trong nước.

Bình quân giai đoạn 2016-2019, VPE500 chỉ chiếm 0,089% tổng số DN nhưng tạo việc làm cho 10,4% lao động, chiếm 13,0% tổng tài sản và tạo ra 15,8% doanh thu thuần.

Quy mô lao động và tổng tài sản bình quân của một DN thuộc VPE500 cao gấp hơn 83 lần và hơn 132 lần DN tư nhân trong nước nói chung, doanh thu thuần gấp khoảng 123 lần.

Tỷ lệ DN có xuất khẩu lên tới 58,0% so với 7,73% của các DN tư nhân còn lại.

Giai đoạn 2016-2019: quy mô của VPE500 tăng nhanh hơn các nhóm doanh nghiệp khác. Các VPE500 có tốc độ tăng tài sản khoảng 15,4%/năm so với khu vực DN tư nhân trong nước nói chung (5,6%/năm); doanh thu tăng 11,7%/năm so với 6,6%/năm.

Năng suất lao động của VPE500 không tăng nhanh như quy mô, cho thấy nhóm DN lớn đang phát triển dựa trên mở rộng sản xuất hơn là theo chiều sâu. NSLĐ của VPE500 chỉ tăng khoảng 5,3%/năm, không quá vượt trội so với mức 4,6%năm của DN tư nhân trong nước khác và thấp hơn tốc độ tăng trưởng NSLĐ của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và DN nhà nước. Mặc dầu vậy, VPE500 có các chỉ số các chỉ số tài chính ngắn hạn như lợi nhuận/tài sản (ROA) hoặc lợi nhuận/vốn sở hữu (ROE) khá cao so với các DN

VPE500 có tác động lan tỏa về năng suất và lương tới các DN tư nhân trong nước, song có thể tạo ra tác động chèn lấn nhất định với DN tư nhân trong nước.

Hàm ý chinh sách

Nhìn chung, Việt Nam không có sự phân biệt đối xử, hoặc chính sách riêng đặc thù cho DN lớn, thậm chí có nhiều chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV). Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra việc hỗ trợ nếu được xây dựng dựa trên các hệ sinh thái mà DN lớn tạo ra sẽ có hiệu quả và thiết thực hơn. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng chính sách riêng cho các DN lớn có khả năng chấp nhận rủi ro, có khả năng quản lý, dẫn dắt thị trường và đầu tư cho nghiên cứu các công nghệ mới trở thành người “dẫn đầu” trong “sân chơi chung”.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần đặc biệt chú ý về môi trường kinh doanh đối với các DN đang hoạt động, tạo sân chơi bình đẳng và tăng cường cạnh tranh đặc biệt là các chính sách nhằm giúp DN cải thiện năng lực cạnh tranh và đạt được lợi thế theo quy mô.

Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước cần đặc biệt chú ý tới các DN tư nhân trong nước lớn. Đây là nhóm DN có năng lực và nhiều tiềm năng hơn trong tiếp cận DN FDI cả trên góc độ chuyển giao công nghệ cũng như tham gia vào chuỗi giá trị mà FDI ở Việt Nam đang có.

 

μερίδιο

Xuất bản thông tin

người liên lạc

Pham Thi To Hang

Pham Hang

Quản lý chương trình

Hang.Pham@kas.de +84 24 37 18 61 94 /95 /96 +84 24 37 18 61 97

comment-portlet

Xuất bản thông tin

được cung cấp bởi

Văn phòng Foundation Việt Nam

Xuất bản thông tin

về loạt bài này

Mỗi năm, Quỹ Konrad-Adenauer, các viện đào tạo, trung tâm đào tạo và văn phòng nước ngoài của mình cung cấp hàng nghìn sự kiện về các chủ đề khác nhau. Thông qua các cuộc hội thảo, sự kiện, hội nghị chuyên đề v.v… có chọn lọc, chúng tôi thông tin hiện tại và độc quyền cho quý vị thông qua www.kas.de. Tại đây, quý vị có thể tìm thấy bên cạnh những báo cáo tổng kết nội dung cả các tài liệu bổ sung như hình ảnh, bản bóc lời thuyết trình, video hoặc trích đoạn ghi âm.