Xuất bản thông tin

Đóng góp vào sinh hoạt

Ra mắt Khóa học mới

Giải thích chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các bài phát biểu của lãnh đạo Việt Nam tại các hội nghị ASEAN và ASEAN mở rộng qua lăng kính phân tích diễn ngôn

Ngày 5/11, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp với quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam đã tổ chức Hội thảo phổ biến khóa học “Giải thích chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các bài phát biểu của lãnh đạo Việt Nam tại các hội nghị ASEAN và ASEAN mở rộng qua lăng kính phân tích diễn ngôn”.

Xuất bản thông tin

Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao; GS.TS Phạm Quang Minh, Trưởng bộ môn Nghiên cứu phát triển quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; PGS.TS Dương Văn Quảng, Khoa Truyền thông Quốc tế, Học viện Ngoại giao; bà Vũ Thị Thu Phương, Quản lý Chương trình KAS Việt Nam; TS. Nguyễn Thị Cát Ngọc, Trưởng khoa tiếng Anh, Học viện Ngoại giao; TS. Trần Thị Thanh Liên, Phó Chủ nhiệm khoa tiếng Anh, Học viện Ngoại giao; TS. Lương Bá Phương, Trưởng bộ môn Biên dịch Ngôn ngữ Anh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; cùng nhiều đại biểu từ các đơn vị giáo dục và nghiên cứu.

Phát biểu mở đầu Hội thảo, PGS.TS Đại sứ Hoàng Anh Tuấn khẳng định việc xây dựng giáo trình khóa học “Giải thích chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các bài phát biểu của lãnh đạo Việt Nam tại các hội nghị ASEAN và ASEAN mở rộng qua lăng kính phân tích diễn ngôn” và đưa vào giảng dạy là một hoạt động thiết thực làm phong phú chương trình học của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh nói riêng và sinh viên Học viện Ngoại giao nói chung.

Đồng thời, PGS.TS Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cũng nhấn mạnh việc tổ chức Hội thảo là phù hợp và cần thiết nhằm phổ biến nội dung và phương pháp xây dựng tổ chức khóa học tới các đơn vị giảng dạy đại học khác.

Theo Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, khóa học với sự đồng hành của quỹ KAS chính là động lực giúp nâng cao hiểu biết giữa người dân của hai nước Việt Nam và Đức, đặc biệt là từ phía thanh niên Việt Nam, từ đó, làm khăng khít hơn nữa mối bang giao giữa hai nước.

Đại diện cho quỹ KAS, bà Vũ Thị Thu Phương bày tỏ vinh dự khi được đồng hành cùng Học viện Ngoại giao xây dựng khóa học nhằm cung cấp cho sinh viên cả về lý luận và thực tiễn, để phát triển kỹ năng, sử dụng kiến thức của mình để phân tích chính sách đối ngoại, góp phần vào việc đào tạo các nhà ngoại giao hiện đại, chuyên nghiệp.

Dưới góc độ giảng dạy, TS. Nguyễn Thị Cát Ngọc, Trưởng khoa tiếng Anh, Học viện Ngoại giao, bày tỏ mong muốn đổi mới các chương trình đào tạo, phấn đấu duy trì vị trí số một tại Việt Nam của Học viện Ngoại giao trong đào tạo, nghiên cứu, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quan hệ quốc tế và ngoại giao, đứng vào hàng ngũ các cơ sở nghiên cứu đào tạo dẫn đầu khu vực.

“Mong muốn này đã khích lệ đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện, cụ thể hơn là các giảng viên trong Khoa tiếng Anh đổi mới, sáng tạo các phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng nội dung và chuẩn hóa các chương trình của người học, nâng cao trình độ của chính mình”, bà Nguyễn Thị Cát Ngọc chia sẻ.

Học viện Ngoại giao là cơ sở nghiên cứu, đào tạo đầu ngành về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam, nằm trong danh sách 40 cơ quan học thuật hàng đầu do chính phủ bảo trợ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong những năm vừa qua, Học viện Ngoại giao đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 80 trường Đại học, cơ quan, tổ chức và mạng lưới hợp tác nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở khu vực và trên thế giới.

Những nghiên cứu trong lĩnh vực chính sách đối ngoại các nước nói chung, chính sách đối ngoại Việt Nam nói riêng, đặc biệt là nghiên cứu về các tổ chức quốc tế, trong đó có ASEAN luôn chiếm vai trò quan trọng trong các hoạt động nghiên cứu.

Bên cạnh mảng nghiên cứu, tại Học viện Ngoại giao, các môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được giảng dạy thông qua các môn học có chung tên gọi là Tiếng Anh chuyên ngành. Đó là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong những ngữ cảnh cụ thể, để người học có thể áp dụng ngôn ngữ vào những môn học khác trong chuyên ngành của mình, ví dụ chính trị học, luật học hay kinh tế học.

Khóa học này được xây dựng trên một nền tảng kiến thức liên ngành giúp người học phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và chính sách đối ngoại. Đây là một mảng nghiên cứu còn mới và thú vị mà chỉ có các khoa tiếng Anh chuyên ngành mới có thể cung cấp cho người học.

Khóa học với chủ đề “Giải thích chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các bài phát biểu của lãnh đạo Việt Nam tại các hội nghị ASEAN và ASEAN mở rộng qua lăng kính phân tích diễn ngôn”, được bổ trợ bởi cuốn giáo trình cùng tên, sẽ là một đóng góp không nhỏ vào danh mục giáo trình học và tham khảo cho sinh viên học viện, mở ra hướng đi mới cho các môn học liên ngành giữa khoa học xã hội và ngôn ngữ, đặc biệt các môn học nghiên cứu về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại.

 

μερίδιο

Xuất bản thông tin

người liên lạc

Vu Thi Thu Phuong

Phuong

Quản lý chương trình

Phuong.Vu@kas.de +84 24 3 7186194 /17 +84 24 37186197

comment-portlet

Xuất bản thông tin

được cung cấp bởi

Văn phòng Foundation Việt Nam

Xuất bản thông tin

về loạt bài này

Mỗi năm, Quỹ Konrad-Adenauer, các viện đào tạo, trung tâm đào tạo và văn phòng nước ngoài của mình cung cấp hàng nghìn sự kiện về các chủ đề khác nhau. Thông qua các cuộc hội thảo, sự kiện, hội nghị chuyên đề v.v… có chọn lọc, chúng tôi thông tin hiện tại và độc quyền cho quý vị thông qua www.kas.de. Tại đây, quý vị có thể tìm thấy bên cạnh những báo cáo tổng kết nội dung cả các tài liệu bổ sung như hình ảnh, bản bóc lời thuyết trình, video hoặc trích đoạn ghi âm.

Xuất bản thông tin