Xuất bản thông tin

Đóng góp vào sinh hoạt

Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu

Pháp luật về phát triển kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải

Ngày 27/10, hội thảo công bố kết quả nghiên cứu "Pháp luật về phát triển kinh tế tuần hoàn" đã được tổ chức tại Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện trong năm nay 2022 và nghiên cứu này thuộc khuôn khổ dự án hợp tác 3 năm giữa KAS và Viện Nhà nước và Pháp luật về chủ đề "Pháp luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho Việt Nam". Trong năm đầu. dự án tập trung vào chủ để quản lý rác thải.

Xuất bản thông tin

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về phát triển kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải ở Việt Nam. Để đạt được mục đích nêu trên, nghiên cứu tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Tìm hiểu kinh nghiệm một số nước trên thế giới về ban hành, thực thi pháp luật về thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải;
  • Rà soát chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong quản lý chất thải ở Việt Nam.
  • Thực hiện trao đổi, tham quan mô hình quản lý chất thải tại tỉnh Hưng Yên và tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật. nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải ở Việt Nam.

Để có cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thúc đẩy phát triển KTTH của Việt Nam, việc nghiên cứu so sánh kinh nghiệm quốc tế là thực sự cần thiết. Để thực hiện mục tiêu trên, Dự án đã lựa chọn 4 quốc gia là Cộng hòa liên bang Đức, Thụy Điển, Hàn Quốc và Singapore để nghiên cứu so sánh.

Kết quả nghiên cứu so sánh

  • Các quốc gia đều có một hệ thống các chính sách, quy định pháp luật về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải tương đối phức tạp, gồm nhiều đạo luật, điều chỉnh các đối tượng khác nhau.
  •  Sự phát triển của các chính sách, quy định pháp luật về thúc đẩy KTTH trong quản lý chất và thải ở các quốc gia cho thấy cách tiếp cận khác nhau (có thể từ dưới lên hoặc từ trên xuống) với sự tham gia rộng rãi của tất cả các bên liên quan (nhà sản xuất, người tiêu dùng) và hướng tới mục tiêu là tuần hoàn tài nguyên trong quản lý chất thải.
  •  Song song với hệ thống các quy định pháp luật là hệ thống chính sách được ban hành một cách kịp thời, linh hoạt và được tổ chức thực hiện hiệu quả.
  • Về ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải, các quốc gia đều cho thấy cách tiếp cận từ thiết kế, sản xuất hàng hóa, dịch vụ và thay đổi thói quen tiêu dùng. Phân loại rác tại nguồn được quy định khác nhau phù hợp với hệ thống quản lý rác thải ở từng quốc gia. Thu phí chất thải dựa theo dung lượng, thuế chất thải  là các biện pháp hữu hiệu tác động lên thói quen, hành vi tiêu dùng của tổ chức và cá nhân góp phần giảm thiểu và ngăn ngừa phát thải.
  • Về tái chế, tái sử dụng chất thải, trách nhiệm của nhà sản xuất được coi là chế định trung tâm để thực hiện tái chế, tái sử dụng chất thải. Pháp luật các nước đều quy định khá rõ về nghĩa vụ của nhà sản xuất trong việc xử lý chất thải phát sinh từ sản phẩm của họ.

Gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam

 

Trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật:

  • Cách tiếp cận chính trị và chính sách tích hợp kinh tế tuần hoàn vào chiến lược bền vững chung với sự tham gia của các bên liên quan
  • Tích hợp, lồng ghép chính sách kinh tế tuần hoàn đã được tích hợp trong các chính sách hiện tại của Chính phủ
  • Tiếp cận tuần hoàn tài nguyên toàn diện
  • Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá Kinh tế tuần hoàn

Trong phòng ngừa, giảm thiểu chất thải:

  • Hoàn thiện hệ thống phân loại, thu gom rác tại nguồn
  • Chương trình hành động ngăn chặn, giảm thiểu phát sinh chất thải (thực phẩm, nhựa, nilon…)
  • Thu phí chất thải theo dung lượng
  • Cần có quy định để doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lập báo cáo và kế hoạch liên quan tới giảm thiểu chất thải
  • Hoàn thiện hệ thống theo dõi, giám sát rác thải y tế

Trong tái sử dụng, tái chế chất thải:

  • Thực hiện quy định tái chế bắt buộc
  • Nghiên cứu lệnh cấm chôn lấp đối với một số loại chất thải dễ cháy, chất thải hữu cơ
  • Xây dựng quy định nhận biết tài nguyên có thể tái chế và không thể tái chế
  • Xây dựng tiêu chuẩn cho các nguyên vật liệu dùng để tái chế
  • Nghiên cứu ban hành chính sách mua sắm công
  • Áp dụng EPR đối với các hoạt động dịch vụ

Trong xử lý chất thải:

  • Nghiên cứu áp dụng thuế bãi chôn lấp
  • Nghiên cứu áp dụng thuế khí hậu đối với việc đốt chất thải

μερίδιο

Xuất bản thông tin

comment-portlet

Xuất bản thông tin