Xuất bản thông tin

Đóng góp vào sinh hoạt

Diễn đàn quốc tế Mekong lần thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại thành phố Hồ Chí Minh, Diễn đàn quốc tế Mekong lần thứ 3 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác tiểu vùng sông Mekong, hướng tới phát triển bền vững” đã diễn ra thành công dưới sự đồng chủ trì của Viện KAS và Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV). Đây là hoạt động tiếp nối của chuỗi Diễn đàn Mekong 1 và 2 do Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với KAS Việt Nam tổ chức trong năm 2022.

Xuất bản thông tin

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Tiến sỹ Phạm Lan Dung nhấn mạnh, sông Mekong có vai trò quan trọng không chỉ với các nước tiểu vùng mà với toàn cầu. Sông Mekong là nguồn sống của trên 60 triệu người trong lưu vực, cung cấp khoảng 1/4 sản lượng cá nước ngọt và 15% sản lượng lúa gạo toàn cầu. Với tiềm năng phong phú và vị trí địa chiến lược quan trọng, tiểu vùng Mekong đã và đang thu hút sự quan tâm của các nước trong và ngoài khu vực, nhất là các nước lớn. Tiểu vùng Mekong trở thành một trong số ít tiểu vùng trên thế giới có đầy đủ các cơ chế hợp tác nội vùng cũng như các cơ chế hợp tác với nhiều đối tác bên ngoài. Các cơ chế này góp phần hình thành các trục giao thông, hành lang kết nối, liên kết kinh tế; tạo thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội bền vững. Tuy nhiên, một số lĩnh vực hợp tác có tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả do thiếu vai trò điều phối và thiếu sự phối hợp giữa các cơ chế. Các nước nhận thức rõ vấn đề nhưng khó có thể giải quyết một cách căn bản do sự khác biệt về lợi ích giữa các đối tác phát triển, giữa các nước Mekong với các đối tác và giữa các nước Mekong với nhau. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường nghiên cứu, trao đổi, tìm kiếm giải pháp nhằm hài hòa lợi ích của các quốc gia, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác đặt ra hết sức cấp thiết.

Tham gia phát biểu tại hội thảo, ông Florian C. Feyerabend, Trưởng đại diện Viện KAS chia sẻ quan điểm rằng các nước tiểu vùng cần có nhận thức chung, tiếng nói chung và nỗ lực xây dựng các giải pháp để giải quyết những thách thức này.

Cho rằng hỗ trợ sự phát triển bền vững của khu vực là một trong những mục tiêu của KAS, ông Florian C. Feyerabend tin rằng các giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất chỉ có thể có được thông qua quá trình chia sẻ thông tin, trao đổi tri thức, kinh nghiệm của các chuyên gia, nhà khoa học và giới hoạch định chính sách. Các nước tiểu vùng cùng tìm kiếm giải pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ chế hợp tác, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Diễn đàn quốc tế Mekong được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của gần 150 đại biểu. Diễn đàn gồm 3 phiên. Phiên 1 tập trung làm rõ tầm quan trọng của tiểu vùng Mekong trong bối cảnh biến động khu vực và toàn cầu. Tại Phiên 2, các diễn giả trình bày quan điểm của ASEAN, Ủy hội sông Mekong (MRC) và các nước tiểu vùng Mekong (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam) về những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác tiểu vùng. Phiên 3 tập trung bàn về các kịch bản về triển vọng hợp tác giữa các cơ chế tiểu vùng Mekong.

μερίδιο

Xuất bản thông tin

người liên lạc

Vu Thi Thu Phuong

Phuong

Quản lý chương trình

Phuong.Vu@kas.de +84 24 3 7186194 /17 +84 24 37186197

comment-portlet

Xuất bản thông tin