Xuất bản thông tin

Sự kiện

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Derzeit sind keine Veranstaltungen geplant.

Xuất bản thông tin

Đối thoại với chuyên gia

The China Talk 23

The future of world order: a view from China

China Talk 23 aims to facilitate a robust exchange of ideas, insights, and perspectives on the theme “The future of world order: a view from China”. This is a continuation of the Diplomatic Academy of Vietnam (DAV) China Talk series in collaboration with Konrad – Andenauer – Stiftung (KAS) in Vietnam, which has been bridging the fields of Chinese studies since 2015.

Diễn đàn

ASEAN FUTURE FORUM 2024

Toward Fast and Sustainable Growth of a People-Centered ASEAN Community

Konrad-Adenauer-Stiftung Vietnam eagerly anticipates the inaugural ASEAN Future Forum 2024, scheduled to occur on April 23, 2024, in Ha Noi, Vietnam. The genesis of this Forum was unveiled by Prime Minister, H.E. Pham Minh Chinh, during the 43rd ASEAN Summit in September 2023. The Forum, under the theme “Toward fast and sustainable growth of a people-centered ASEAN Community” will discuss deliberations on the future of ASEAN in both practical and visionary ways in the context of fast, complex developments in the strategic landscapes of the region and the world. Konrad-Adenauer-Stiftung Vietnam is proud to lend its support to this groundbreaking initiative, which will draw the participation of esteemed government officials, policymakers, experts, practitioners, and pertinent stakeholders from ASEAN Member States. Additionally, the Forum will welcome ASEAN's external partners and allies, underscoring its inclusive and comprehensive approach. The Diplomatic Academy of Vietnam (DAV), in strategic collaboration with the Konrad-Adenauer-Stiftung Vietnam, assumes a pivotal role as the primary executor of this ASEAN Future Forum.

Hội thảo thực hành

Roadmap to shorten the process and duration for annual state budget settlement

Workshop co-organized by KAS Vietnam and National Assembly's Finance and Budget Committee

The Finance and Budget Committee of the National Assembly is in charge of assessing the Government’s draft report on shortening state budget settlement process. The workshop aims to collect opinions/comments of policy-makers, national experts, and representatives of relevant agencies on the issue of State budget settlement. The workshop input will help the committee to better make a verification report on the budget settlement process to present at the NA sessions.

Hội thảo thực hành

Revise the Law on Managing and Using State Capital to Invest in Production & Business at Enterprises

Workshop co-organized by KAS Vietnam and National Assembly's Finance and Budget Committee

The workshop aims to collect opinions/comments of policy-makers, domestic and foreign experts, and representatives of relevant agencies on the amendment of the Law on management and use of state capital invested in production and business activities at enterprises. The workshop will provide the National Assembly’s Finance and Budget Committee with theoretical, scientific and practical basis to assess the revised Law on management and use of State capital invested in enterprises, which is submitted by the Government.

Hội thảo

The 12th OCEAN DIALOGUE

ENDURING MARITIME CONNECTIVITY IN A FRAGMENTING WORLD

Ocean Dialogue is one of the flagship cooperation programs between Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) Vietnam and Diplomatic Academy of Vietnam (DAV). Each Ocean Dialogue goes into a carefully set out topic. Since 2017, eleven dialogues have been organized with a wide range of topics such as Ocean Governance in the South China Sea, fisheries cooperation, plastic waste management, environment sustainability etc…and received many positive responses from international and national scholars, researchers in relevant fields. The series of Ocean Dialogue intends to raise the importance of the maritime/sea/ocean by building up the knowledge and looking at it from different angles. Maritime issues are of great importance to the countries around the South China Sea, which affect their economic, political, environmental and security context. Not only regionally is this topic of relevance, it is of equal importance to the global community.

Hội thảo thực hành

Workshop - The EU Approach to Cooperation in the Indo-Pacific: from Strategy to Practice

Phase 3: The EU’s Indo-Pacific Strategy in a New Context

Hội thảo thực hành

Assessment of Top 500 Vietnamese Private Enterprises (VPE500- Report 2023)

Dissemination Workshop of Research Project

Hội thảo thực hành

Toolkit for Neighborhood Planning towards Healthy Cities

A component of project "Health oriented Policies and Sustainable Building Practices to Promote Well-being and Green Urban Governance in Vietnam"

The toolkit "Neighborhood Planning towards Healthy Cities" is to promote health-oriented policies and sustainable building practices in Vietnamese cities, suggesting innovative urban green governance models to combine health-oriented policies with more sustainable building practices in Vietnamese cities.

Bài thuyết trình

Training on Prevention and Settlement of International Investment Disputes

Co-organized by KAS Vietnam and Ministry of Justice

Hội thảo thực hành

Completing the legal framework for credit institutions and non-performing loans in Vietnam

Workshop co-organized by Konrad-Adenauer-Stiftung Vietnam and Economic Committee of National Assembly

Konrad-Adenauer-Stiftung Vietnam co-operate with Economic Committee of National Assembly to organize a consultative workshop with international experts will provide additional input for the research "Completing the legal framework for credit institutions and non-performing loans in Vietnam"

Xuất bản thông tin

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG 2019 & TRIỂN KHAI HỢP TÁC 2020

Trong hai ngày 7-8/11, văn phòng KAS Việt Nam đã tổ chức gặp mặt đối tác cuối năm. Chương trình gồm có tổng kết hoạt động trong năm 2019 và lập kế hoạch cho hợp tác năm 2020. Cũng nhân dịp này, các cán bộ dự án của KAS đã thảo luận với đối tác về đổi mới hình thức hợp tác và củng cố quan hệ giữa các đối tác với nhau. Hai bên đã trao đổi nhiều chủ đề và phương pháp tiếp cận trong hoạt động hợp tác vừa qua. Trong năm 2019 KAS đã phối hợp với 10 đối tác để thực hiện 42 dự án. Sang năm 2020, KAS dự định đa dạng hóa các dự án hợp tác và thực hiện các chủ đề quen thuộc một cách sáng tạo và linh hoạt hơn. Các chủ đề quan trọng như vai trò của Việt Nam trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cũng như vai trò chủ tịch ASEAN sẽ được thảo luận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Văn phòng KAS cảm ơn đối tác vì sự hợp tác hiệu quả trong năm 201 và mong chờ sự hợp tác tich cực hơn nữa trong năm 2020.

Công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 3/2019

Hôm nay, viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) dưới sự hỗ trợ của KAS Vietnam đã công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Quý 3. Buổi công bố thu hút sự tham dự của đại diện của hơn 40 nhà báo trong nước. PGS.TS. Phạm Thế Anh, kinh tế trưởng của VEPR, trình bày báo cáo kinh tế, nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng trong quý 3 là 7.31% mặc dù tăng trưởng của các nước trên thế giới tiếp tục suy giảm. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng thông qua xuất khẩu. Đáng chú ý là số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động giảm mạnh. Trong quý 3, cả nước có hơn 35.000 doanh nghiệp đăng ký mới. Tham gia bình luận báo cáo của VEPR có TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, Ts. Cấn Văn Lực, kinh tế trưởng của Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển (BIDV), và PGS. Ts. Nguyễn Quốc Bảo, giảng viên trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Theo Ts. Doanh, báo cáo của VEPR nên phân tích thêm về sức khỏe của hệ thống ngân hàng, các biện pháp để thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh đầu tư công và nền kinh tế số. Theo các chuyên gia, VEPR nên phân tích sâu hơn về động cơ của tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đầu tư công giảm, tăng trưởng tín dụng thấp và sự suy giảm của kinh tế thế giới. Phần hai của hội thảo là phiên thảo luận và hỏi đáp giữa các nhà báo và các chuyên gia kinh tế.

Hội thảo tham vấn "Thực tiễn điển hình về quản trị đô thị ở Việt Nam

Hôm nay, 20.09.2019 tại khách sạn Sheraton, Hà Nội, Viện KAS phối hợp với Hiệp hội các đô thị Việt Nam (ACVN) đã tổ chức thành công Hội thảo tham vấn “Thực tiễn điển hình về quản trị địa phương ở các đô thị Việt Nam”. Đây là hội thảo báo cáo kết quả khảo sát được thực hiện ở 6 thành phố điển hình trên cả nước gồm: Uông Bí, Hà Nội, Lào Cai, Vinh, Hội An và Nha Trang trên 3 lĩnh vực: i) Cải cách hành chính; ii) Quản lý môi trường đô thị và iii) Xây dựng thương hiệu thành phố. Các đại biểu đều đánh giá cao tính hữu ích của dự án nghiên cứu và khẳng định đây là 3 vấn đề quan trọng nhất trong xây dựng chính qyền đô thị cũng như đây là những vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết trong quản lý đô thị hiện nay. Nhiều ý kiến chia sẻ thực tiễn, nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả đã được giới thiệu. Hội thảo cũng đã thành công trong việc tạo ra một diễn đàn kết nối giữa các thành phố đô thị với nhau cũng như giữa các thành phố và cơ quan quản lý nhà nước để hướng tới các phối hợp lâu dài, hiệu quả và bền vững hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, các đại biểu đều khẳng định báo cáo nghiên cứu cần đề cập sâu hơn về vai trò của người dân vì mô hình chỉ thành công khi có sự đồng thuận tham gia của tất cả các tầng lớp nhân dân. Các vấn đề mang tính thời sự như rác thải nhựa cũng nên được đưa vào nghiên cứu. Trong báo cáo cuối cùng ACVN nên rút ra các bài học kinh nghiệm và phổ biến cho các đô thị khác để cùng bắt tay triển khai và áp dụng mô hình rộng trên toàn quốc. ACVN cũng sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kết nối để chia sẻ cũng như học tập và phổ biến kinh nghiệm của các đô thị trong và ngoài nước. Lãnh đạo ACVN đánh giá cao sự hỗ trợ của KAS cho dự án này và mong muốn tiếp tục đồng hành cùng KAS trong những năm sắp tới. Đại diện KAS, ông Peter GIrke cám ơn và đánh giá cao mối quan hệ đối tác với ACVN và khẳng định dự án nghiên cứu này là bước khởi đầu cho những kế hoạch hợp tác tiếp theo trong những năm tới đây giữa KAS và ACVN.

Strengthening understanding of criminal provisions to protect the rights of women and children

Văn phòng KAS tại Việt Nam phối hợp với Bộ Tư Pháp đã tổ chức thành công hội thảo tập huấn nâng cao nhận thức pháp luật hình sự về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em. Gần 100 đại biểu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như kiểm sát, tòa án, bảo vệ trẻ em, hội phụ nữ ở cả trung ương và địa phương đã đến tham dự hội thảo. Báo cáo viên là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Tại hội thảo, các báo cáo viên đã cung cấp cho người nghe tổng quan những quy định mới về quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em được quy định trong Hiến pháp 2013 và Bộ Luật Hình sự 2015. Các đại biểu cũng có cơ hội được cập nhật các quy định mới liên quan đến các tội phạm mới nổi trong đó phụ nữ và trẻ em đặc biệt có nguy cơ cao như tội phạm xâm hại trẻ em, tấn công tình dục phụ nữ…và nhu cầu cần phải sớm xây dựng và thông qua những hướng dẫn về truy tố và xét xử loại tội phạm này. Tại hội thảo, đại biểu địa phương cũng chia sẻ những khó khăn trong việc áp dụng và triển khai thực hiện luật trong thực tiễn. Nhiều vụ việc có liên quan đến đối tượng là người dưới 16 tuổi hiện vẫn đang treo xét xử ở địa phương do sự chồng chéo, sự thiếu rõ ràng trong các hướng dẫn/nghị quyết của hội đồng xét xử. Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Đại diện KAS tại Việt Nam, ông Peter Girke đánh giá cao cam kết của chính phủ Việt Nam trong các nỗ lực hoàn thiện khung luật pháp chính sích hướng tới một nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên ông Peter cũng đặt ra câu hỏi những văn bản pháp luật trên giấy tờ đó đã được triển khai áp dụng trong thực tế ra sao, hiệu quả đến đâu…Những quan ngại này cũng là chủ đề được bàn thảo và tranh luận sôi nổi giữa các nhà lập chính sách ở cấp trung ương với các cán bộ triển khai công tác thực tiễn tại địa phương. Tại hội thảo, đại biểu địa phương cũng chia sẻ những khó khăn trong việc áp dụng và triển khai thực hiện luật trong thực tiễn. Nhiều vụ việc có liên quan đến đối tượng là người dưới 16 tuổi hiện vẫn đang treo xét xử ở địa phương do sự chồng chéo, sự thiếu rõ ràng trong các hướng dẫn/nghị quyết của hội đồng xét xử. Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Đại diện KAS tại Việt Nam, ông Peter Girke đánh giá cao cam kết của chính phủ Việt Nam trong các nỗ lực hoàn thiện khung luật pháp chính sích hướng tới một nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên ông Peter cũng đặt ra câu hỏi những văn bản pháp luật trên giấy tờ đó đã được triển khai áp dụng trong thực tế ra sao, hiệu quả đến đâu…Những quan ngại này cũng là chủ đề được bàn thảo và tranh luận sôi nổi giữa các nhà lập chính sách ở cấp trung ương với các cán bộ triển khai công tác thực tiễn tại địa phương.

The recent trends in the development of the Chinese defense innovation and industrial base

China Talk

Học Viện Ngoại Giao phối hợp với Quỹ KAS tại Việt Nam đã tổ chức thành công Tọa đàm lần thứ 13 về Trung Quốc tại vào hôm nay, 13/08/2019 tại Hà Nội. Tại cuộc tọa đàm lần này, Tiến sĩ Vasilii Kashin đến từ Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Liên bang Nga trình bày về các xu thế phát triển gần đây trong nền tảng công nghiệp và đổi mới quốc phòng của Trung Quốc. Để hiểu rõ hơn về xu thế, Tiến sĩ Vasilii bắt đầu bằng việc giới thiệu lịch sử nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc. Ngay từ thập niên 80, 90 Trung Quốc đã ưu tiên hiện đại hóa quân sự, đặc biệt là kể từ sau vụ Mỹ đánh bom ĐSQ Trung Quốc ở Belgrade năm 1999 đã làm thay đổi nhận thức của người Trung Quốc và kể từ đó, Bắc Kinh tập trung mọi nỗ lực để hiện đại hóa quân sự. Từ việc nhập khẩu các kĩ thuật quốc phòng từ Mỹ, Israel và Nga, từ 2000 – 2010, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp quốc phòng của mình trong đó phải kể đến công nghệ Ra-đa, trí tuệ nhân tạo (AI), tàu chiến, ứng dụng quân sự…Những căng thẳng gần đây với Mỹ đã buộc Trung Quốc phải chuẩn bị cho một cuộc đối đầu trong tương lai, bắt đầu từ kế hoạch xây dựng tàu sân bay của riêng mình. Cuộc chiến tranh thương mại bắt đầu từ giữa năm 2018 tới nay với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donal Trump càng làm cho mối quan hệ hợp tác quốc phòng Nga – Trung trở nên mật thiết. Xu hướng gần đây càng thắt chặt mối quan hệ Nga – Trung và cơ hội để Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc chạy đua vũ trang càng hiện hữu, Tiến sĩ Vasilii nhấn mạnh. Hai học giả đóng vai trò bình luận cho sự kiện lần này là PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng – Bộ Quốc phòng và TS. Đỗ Lê Chi, Cục trưởng Cục Khoa học. Lịch Sử và Nghiên cứu chiến lược – Bộ Công an. Hai học giả đã chia sẻ những thông tin giá trị về tham vọng của Bắc Kinh để hiện thực hóa sức mạnh của mình cũng như những quan ngại về tình hình an ninh của Việt Nam – một trong những nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Trung Quốc. Sự kiện lần này nhận được sự tham gia tích cực của đông đảo các học giả uy tín trong giới chính trị, các đại diện đến từ các viện nghiên cứu, cơ quan chức năng của nhà nước và các đại sứ quán trên địa bàn.

Phương pháp nghiên cứu trong ngành Quan hệ Quốc tế và các ngành Khoa học Xã hội

Workshop

Từ ngày 22-44/7/2019, KAS phối hợp với Trường ĐH KHXH&NV tổ chức khóa tập huấn về phương pháp và phương pháp luận cho các giảng viên và nghiên cứu viên trẻ. Nhằm cung cấp đầy đủ kiến thức về xu hướng trong nghiên cứu các ngành khoa học này, ban tổ chức đã mời hai chuyên gia trong lĩnh vực này là PSG.TS. Christina Schwenkel từ ĐH California, Mỹ, và Ts. Mechaela Boerner từ trường ĐH Fredrich-Schiller, Jena, Đức. Hai chuyên gia đã giúp học viên nâng cao kiến thức và kỹ năng về phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đặc biệt là kỹ năng điều tra và đánh giá các mối đe dọa của an ninh phi truyền thống và an ninh con người. Khóa học đã lồng ghép các phương pháp nghiên cứu khác nhau, theo đó học viên được khuyên khích tham gia, tự viết câu hỏi nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm làm nghiên cứu của mình. Một trong những chủ đề quan trọng của khóa học là xuất bản công trình nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín quốc tế. Ts Schwenkel, đồng chủ biên tạp chí Việt Nam Học đã chia sẻ kinh nghiệm của người trực tiếp duyệt bài cho tạp chí và đưa ra lời khuyên cho các nghiên cứu viên trẻ, những người chuẩn bị gửi bài cho các tạp chí quốc tế.

Phân định thẩm quyền giữa các cơ quan trung ương và địa phương ở Việt Nam

Workshop

Ngày 17/7 Viện KAS phối hợp với Viện Nhà Nước & Pháp Luật, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, tổ chức hội thảo về phân định thẩm quyền giữa các cơ quan trung ương và địa phương ở Việt Nam. Theo các chuyên gia dự hội thảo, phân quyền là xu hướng tất yếu, tuy nhiên phải đặt trong bối cảnh chính trị Việt Nam là một nhà nước đơn nhất, không phải nhà nước liên bang nên sự phân quyền không thể diễn ra mạnh mẽ như một số nước phương tây. Quy định về phân cấp, phân quyền ở Việt Nam cũng không rõ. Khái niệm là phân quyền nhưng ở Việt Nam cấp trên vẫn nắm quyền điều khiển cấp dưới. Để thực hiện phân quyền, hiến pháp phải quy định rõ việc này và nhà nước phải bỏ quyền giám hộ của Trung ương đối với địa phương.

Báo cáo kinh tế quý II/2019

Ngày 11/7, Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách, được sự hỗ trợ của Viện KAS đã tổ chức công bố báo cáo kinh tế quý II với báo giới. Bản báo cáo do Ts Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng, trình bày. Theo báo cáo, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.71% trong quý II/2019, thấp hơn mức tăng ở quý I/2019 (6.79%). FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng. Các nhà kinh tế nổi tiếng trong nước như Ts. Võ Trí Thành, Ts. Cấn Văn Lực, Ts. Nguyễn Như Phong đã tham gia phản biện, góp ý cho báo cáo và trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến tinh giản bộ máy nhà nước và giải ngân đầu tư công.

Đối thoại Biển lần 5: Hợp tác ASEAN ở Biển Đông

Ngày 18/6/2019, KAS Việt Nam phối hợp với Học Viện Ngoại Giao Việt Nam (DAV) tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 5. Đây là một hội thảo chuyên sâu, với sự các chuyên gia khu vực và thế giới thảo luận về khả năng cũng như khó khăn của ASEAN trong hợp tác giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Về mặt địa lý, các tranh chấp nằm ở ngay trung tâm của ASEAN và là luôn là một chủ đề nóng của khu vực. Buổi đối thoại tập trung thảo luận một số vấn đề cốt yếu như cạnh tranh Mỹ-Trung, an ninh phi truyền thống như ô nhiễm môi trường và tương lai hợp tác của khu vực. Ông Edcel Ibarra, từ Viện Ngoại Giao Philippines, nêu lên hai khả năng hợp tác cho ASEAN là ASEAN+ (các nước không cho mình có quyền chủ quyền ở Biển Đông tham gia các đàm phán và hợp tác đa phương ) và ASEAN - (chỉ bao gồm các nước tuyên bố quyền chủ quyền). Những người tham dự hội thảo cũng tham gia chia sẻ ý kiến và đặt câu hỏi cho chuyên gia. Những khía cạnh khác về hợp tác ở Biển Đông sẽ được đề cập trong các buổi đối thoại Biển tiếp theo.

Nâng cao nhận thức về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Viện KAS và Vụ Pháp Luật Hình Sự -Hành Chính, Bộ Tư Pháp, phối hợp tổ chức hội thảo-tập huấn về các điều khoản của Bộ Luật Hình Sự (BLHS) 2015 liên quan đến pháp nhân thương mại cũng như vai trò của người bào chữa trong các vụ án pháp nhân thương mại phạm tội. Với BLHS 2015, lần đầu tiên Việt Nam đưa khái hiệm pháp nhân thương mại vào một bộ luật. Điều này dẫn đến những thay đổi căn bản trong việc áp dụng BLHS. Theo đó, luật sẽ điều chỉnh mạnh mẽ hơn những hành vi vi phạm của các công ty, đặc biệt là trong các vụ vi phạm luật kinh tế và luật môi trường cũng như rửa tiền hay khủng bố tài chính. Thành phần chính tham dự hội thảo là cán bộ tòa hình sự cấp tỉnh. Các học viên đã được cung cấp thông tin quan tròng về chính sách luật hình sự áp dụng cho vi phạm của các cá nhân thương mại. Từ khi Luật có hiệu lực, chưa có vụ việc nào liên quan đến pháp nhân thương mại được ap dụng. Vì vậy, hội thảo đã đề cập đến các vấn đề lý thuyết và dành thời gian cho đại biểu đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan.